Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Nội
Hôm nay: Thứ 7 Ngày 25 Tháng 01 Năm 2025
Chào mừng các bạn tới thăm kho sản phẩm Sông Đà Cao Cường, chúng tôi luôn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các bạn về sp: Vữa khô trộn sẵn, Keo ốp lát gạch đá, Gạch nhẹ chưng áp AAC, Bộ dụng cụ xây gạch nhẹ, Bộ dụng cụ ốp lát gạch đá, Lưới sợi thủy tinh, Tro bay, Xỉ than chống nồm ẩm, Xỉ nguyên khai, ...

Các tính chất của vữa xây dựng

Vữa xây dựng là một nguyên liệu tổng hợp được dùng để xây, trát, ốp, láng và hoàn thiện trang trí cho công trình xây dựng. Nguyên liệu tạo ra vữa bao gồm: cốt liệu, chất kết dính được trộn đều với nước theo tỷ lệ nhất định.

Vữa xây dựng có 5 tính chất:

1. Tính lưu động

Tính lưu động hay còn gọi là tính dẻo, thể hiện độ khô, dẻo hay nhão của vữa. Tính lưu động phụ thuộc vào nguyên liệu, tỷ lệ pha trộn và thời gian pha trộn.

Tính lưu động ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng của công việc xây trát. Vì thế khi thi công cần xác định tính lưu động của vữa để phù hợp với tính chất công việc, thời tiết,...

2. Tính giữ nước

Tính giữ nước là khả năng giữ nước của vừa từ khi trộn đến khi sử dụng. Vữa để lâu thường xảy ra hiện tượng phân bằng, tức là cát lắng xuống, còn tầng nước ở bên trên, làm cho chất lượng vữa kém, khó thi công.

Những yếu tốt như chất lượng, nguyên liệu, loại vữa và phương pháp trộn ảnh hưởng đến tính giữ nước của vữa. Ví dụ: vữa xi măng giữ nước kém hơn vữa tam hợp và vữa vôi, vữa cát đen giữ nước tốt hơn vữa cát vàng,...

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng vữa ta phải chú ý đến độ dẻo và độ đồng đều.

3. Tính bám dính

Khả năng liên kết của vữa với gạch, mặt trát, láng, ốp,... chính là tính bám dính của vữa xây dựng. Vữa bám dính kém sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm cũng như mất nhiều thời gian thi công.

 vữa khô, vữa trộn sẵn

Tính bám dính của vữa phụ thuộc vào chất lượng và số lượng của chất kết dính có trong thành phần vữa. Để vữa có độ bám dính tốt cần phải cân, đo, đong đủ nguyên vật liệu đúng theo tiêu chuẩn.

Ngoài ra, khi thi công phải làm sạch bề mặt cần xây, trát, ốp, láng để tăng cường tính bám dính của vữa.

4. Tính chịu lực

Tính chịu lực của vữa chính là khả năng chịu được lực của vữa dưới nhiều tác động, được biểu thị bằng độ chịu lực (đơn vị tính là daN/cm2 hoặc kN/cm2).

Khi dùng vữa ta phải dùng đúng loại vữa có tính chịu lực phù hợp với từng công trình.

5. Tính co nở

Tính co nở chính là quá trình khô hoặc bị ẩm ướt. Độ khô và đông cứng của vữa, hay còn gọi là co ngót. Do vữa có độ co ngót lớn, nên thường xảy ra hiện tượng rạn nứt, bong phồng làm giảm chất lượng vữa. Vì vậy trong quá trình thi công, để vữa co ngót từ từ, tránh tình trạng co ngót đột ngột làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Vữa bị ẩm ướt sẽ dẫn đến hiện tượng nở thể tích, nhưng không ảnh hưởng đến sản phẩm nếu độ nở không đáng kể.

 

 

Số lượt xem: 2618, cập nhật lần cuối: 19/03/2019 14:21

Các tin khác:
Đang online:

Tổng truy cập: 524.873

Đối tác IBST
Đối tác Viện Vật liệu xây dựng

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ CAO CƯỜNG - PHÒNG KINH DOANH

Tel:  0906.262.100  Mr. Nguyễn Ngọc Tuấn
Kho sản phẩm tại Hà Nội: KCN Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Nhà máy sx vữa khô trộn sẵn - keo ốp lát | Nhà máy sx gạch nhẹ chưng áp AAC | Nhà máy tuyển tro bay

Địa chỉ nhà máy: Km 28+100m, quốc lộ 18, phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam
Website:  www.vuakho.vn, www.facebook.com/vuakhotronsan